
Ngày 26 tháng 06 năm 2012, trên sân vận động Olimpiyskyi (thủ đô Kiev – Ukraine), tứ kết Euro 2012 diễn ra loạt đấu súng giữa Anh và Ý. Tại loạt sút luân lưu thứ ba, người lãng tử u buồn Andrea Pirlo bước lên chấm đá phạt. Anh khẽ đặt bóng xuống, và rồi một cú “panenka” như lá bay mùa thu dịu êm đã ra đời. Mảnh mai mà có sức mạnh ngàn cân, trút bỏ mọi áp lực trên vai tuyển Ý và để sang vai đội tuyển Anh. Cú “panenka” ngày hôm ấy là bước ngoặt cho chiến thắng của nước Ý ngày đó.
Hai năm sau, người Anh gặp lại người Ý. Đối thủ của họ vẫn còn đó Pirlo. Pirlo hai năm trước vẫn là Pirlo hai năm sau: trái tim thiên thanh dẫn đường cho Italia trong cuộc trường chinh giành vinh quang về cho đất nước hình chiếc ủng.
Hai năm trước, sau trận đấu ngày hôm ấy, bình luận viên Martin Samuel của Daily Mail nhận định đầy chua chát:
Chừng nào chúng ta chưa có mẫu cầu thủ như Pirlo, thì nỗi đau thua trận như thế này vẫn còn dài dài.
Một Gerrard chơi như Pirlo, đó là một “Pirlo của nước Anh” – cầu thủ mà Martin Samuel đi tìm hai năm trước. Trước sự kiện này, cùng với việc Anh và Ý nằm chung bảng đấu. Vấn đề lập tức được giới truyền thông để ý. Ngay cả bản thân Pirlo cũng được báo chí Anh hỏi về vị trí mới lạ này của Gerrard, và Pirlo đã dành cho đội trưởng đội tuyển Anh những lời có cánh:
Anh ấy là một người có khả năng chuyền bóng siêu hạng, và có một tầm nhìn xuất sắc. Ở độ tuổi cao, Gerrard không còn chạy đều trong vòng 90 phút được nữa, đó là lý do anh ấy nên thi đấu ở một vị trí thấp hơn.
Hôm trước, BBC đã dành cho Pirlo một bài phỏng vấn rất dài. Nội dung bài phỏng vấn vẫn xoay xung quanh cuộc chạm trán ngày hôm nay. Còn vào tháng trước, huấn luyện viên Roy Hodgson khi được hỏi về cuộc đối đầu này, ông không ngần ngại giấu diếm ý định bắt chết Pirlo. Thế đấy, người Anh đi tìm cho mình một đối trọng để so kè với Pirlo, họ cũng hoảng hốt cả lên khi nghe tin Danny Welbeck bị chấn thương – người mà huấn luyện viên Roy Hodgson tin rằng sẽ kèm chết được nhạc trưởng người Ý. Như cái cách năm xưa chàng tiền đạo này từng gây sức ép lên tiền vệ Xabi Alonso của Real Madrid trong khuôn khổ Champions League cách đây một năm.
Rõ ràng đối với người Anh, Pirlo và cú “panenka” năm nào đã trở thành một nỗi ám ảnh, và hôm nay họ muốn gột rửa nó.
Bản thân Pirlo đã quen với chuyện bị kèm chặt từ hơn 10 năm nay. Anh không lạ lùng gì với việc đó. Năm xưa, khi mà hệ thống chiến thuật với những tiền vệ kiến thiết từ tuyến sau chưa lên ngôi. Pirlo đã trở thành một mặc định “nguy hiểm” cho các đối thủ của Milan. Họ luôn vào trận với tư thế: Muốn cản Milan, chận Pirlo đầu tiên. Những cú thoát người thiên tài êm như mèo và “tê giác” Rino Gattuso đã ngăn cản điều đó. Sau này anh qua Juve, Conte còn bảo vệ anh kỹ hơn nữa bằng cả các trung vệ vây quanh. Dưới sự bảo vệ hai tầng đó, Pirlo thoải mái phô diễn tất cả phẩm chất thiên tài của bản thân. Những đường chuyền đẹp tinh tế cho tuyến trên của Pirlo không khác gì việc rót thuốc độc vào miệng đối thủ.
Trận tứ kết Euro 2012 vào hai năm trước, người Anh hay nhắc tới cú “panenka”, nhưng họ hiểu về những đường chuyền của Pirlo trong 90 phút còn nhiều hơn. Nếu như các tiền đạo của Italia tận dụng được những đường chuyền mà Pirlo tạo nên trong giờ thi đấu chính thức thì cú “panenka” thần thánh đó chưa chắc đã có cơ hội xuất hiện. Đó cũng là một biểu trưng cho cuộc đời bóng đá thầm lặng của Andrea Pirlo. Anh lặng thầm phía sau vinh quang đồng đội, để rồi khi tất cả hóa dang dở, anh mới xuất hiện. Cú “panenka” ấy giống như hạt sơ-ri điểm xuyết lên chiếc banh Ga Tô vĩ đại mà sự nghiệp anh đã gây dựng nên. Không có nó, anh vẫn là huyền thoại. Có “hạt sơ-ri” ấy, anh đẹp hơn và được chú ý nhiều hơn trong mắt các cổ động viên yêu bóng đá.
Ở đội tuyển quốc gia Italia, Cesare Prandelli bảo vệ Pirlo không chỉ bằng những tiền vệ giàu sức chiến đấu, mà còn bằng những “lưỡi gươm giấu sau tay áo”. Với những mối nguy hiểm tiềm tàng đó, các đối thủ luôn loay hoay trong việc phong tỏa Pirlo, trong khi rất dễ bị phản công bởi một “kẻ thù giấu mặt” khác. Giá trị của Pirlo không chỉ nằm ở chiến thuật, mà còn ở hiệu ứng tâm lý anh tạo nên cho đối thủ đêm nay.
Một vẻ đẹp bóng đá hiếm có, cũ kỹ và nhiều nguy hiểm.
- TỪ FACEBOOK
![[KHO BÁU] Đặng Văn Lâm: Lửa Việt bừng trong mắt Gấu Nga](/cdn-thumb/src=wp-content/uploads/2018/11/Văn-Lâm-1024x768.jpg&h=120&w=300&zc=1&a=t&q=96)
Rubik bóng đá - [KHO BÁU] Đặng Văn Lâm: Lửa Việt bừng trong mắt Gấu Nga

Rubik bóng đá - Di sản vĩ đại của Vicente Del Bosque ở Real Madrid

Góc chuyên môn - Juventus 2-2 Tottenham: Cơn lốc nước Anh cuốn phăng Bà đầm già

Góc chuyên môn - Phân tích trận đấu Tottenham 1-0 Arsenal: Cái giá phải trả của Pháo thủ

Ibrahimovic chỉ trích chiến thuật của Laurent Blanc

Chiến thuật 101: Phân tích một trận bóng như thế nào?
