Chúng ta đã nghe quá nhiều về sơ đồ 4-3-3 như một sự thay đổi lớn lao của triều đại Carlo Ancelotti so với triều đại Jose Mourinho. Vậy chính xác thì những thay đổi được thực hiện như thế nào?
Xem thêm bài viết liên quan:
Trước hết, hãy cùng đến với sơ đồ của Ancelotti:
Trong ảnh phía trên, tôi sử dụng các đường màu tím để minh họa cho bốn hậu vệ, đường màu cam để minh họa cho ba tiền vệ và đường màu đỏ cho ba tiền đạo.
Lối chơi của Ancelotti có một điểm rất khác so với Jose Mourinho nằm trên khía cạnh cách tiếp cận lối chơi. Dù tốc độ giảm một phần nhưng bù lại vị HLV người Ý đã thiết kế cho Real thiên hướng cầm chắc bóng trong chân và ép đối thủ về sân nhà thay vì chộp giật nhờ phản công như dưới thời Mourinho.
Dễ nhận thấy rằng cả hai hậu vệ biên của Real (Dani Carjaval và Marcelo) đều chọn vị trí rất cao và ngược lại, hai tiền vệ trung tâm lệch biên (Luka Modric và Angel Di Maria) lại chơi rất thấp. Ở thời Mourinho, các hậu vệ biên thường giữ vị trí thấp và bứt tốc dâng cao theo tình huống thay vì chủ động chọn vị trí cao như vậy.
Ancelotti giống Mourinho ở cách sử dụng trung phong – trong trận này là Karim Benzema. Tiền đạo người Pháp sẽ di chuyển rất rộng để kéo giãn khoảng cách giữa hai trung vệ đối phương và tạo ra khoảng trống trung lộ, nhưng khác với thời Mourinho khi chỉ Cristiano Ronaldo thường xuyên đột nhập vào khoảng trống này, Ancelotti sử dụng thêm một cái tên khác (Gareth Bale, Jese) cho nhiệm vụ tương tự và sức khoan phá trở nên cao hơn.
Thêm một hình ảnh nữa để các bạn thấy rõ hơn sự thay đổi về cách chọn vị trí của các cầu thủ Real khi có bóng:
Hãy để ý vị trí của Di Maria và Modric (khoanh vòng da cam trong cả hai hình). Họ giữ vị trí rất thấp và trong mọi trường hợp, chỉ một trong hai dâng cao. Nhiệm vụ của họ khá rõ ràng: tham gia điều phối bóng cùng Xabi Alonso, cung cấp lựa chọn tổ chức đánh biên và hỗ trợ phòng thủ trong trường hợp đối thủ phản công.
Đây rất có thể chính là lý do Mesut Ozil phải ra đi: anh không thể tự cải tạo bản thân cho một vị trí thi đấu rất thấp như Di Maria. Kỹ năng phòng ngự của cầu thủ Argentina không hề tồi chút nào, thể hiện trong tình huống hóa giải pha phản công của Schalke phút 56 như một hậu vệ đích thực:
Biểu đồ vùng hoạt động (Squawka) của Di Maria cho thấy rằng anh xuất hiện ở vị trí bọc lót cho Marcelo (14.67%) còn nhiều hơn cả ở các vùng có thể hỗ trợ tấn công trực tiếp bên cánh trái.
Những số liệu thống kê sau trận cũng cho thấy rằng, Di Maria đã thực hiện hoàn hảo nhiệm vụ hỗ trợ phòng ngự:
Infographic do Yoh của
4-2-3-1 chính là sơ đồ phổ biến, đa dạng, đa năng, vô cùng biến ảo và hiệu quả của bóng đá hiện đại.” class=”glossaryLink “>4231 thực hiện trên cũng chứng minh rằng dù thi đấu thấp nhưng Maria vẫn giữ được phẩm chất kiến tạo của mình khi anh có tới 3 lần tạo cơ hội cho đồng đội ghi bàn.
Xem thêm bài viết liên quan:
Cây viết Thắng Nguyễn của 4231 từng đánh giá:
Trên đời chắc chẳng có bao nhiêu công việc khổ sở hơn là làm thằng hậu vệ cùng cánh, cùng đội với Cristiano Ronaldo.
– Thắng Nguyễn, Facebook, 25/2/2014.
Vậy mà Di Maria còn phải chơi cùng một cánh với Ronaldo và Marcelo. Điểm cộng tối đa cho Di Maria. Đây cũng rất có thể là một gợi ý tuyệt vời cho Alejandro Sabella về cách bố trí Argentina?
Về Schalke, chiến thuật của họ thực chất khá cơ bản. Phương pháp phòng thủ của họ khá giống với Manchester City trong cuộc đối đầu với Barcelona khi dựng ra hai hàng ngang che chắn khung thành và hai cầu thủ phía trên (Klaas Jan Hunterlaar và Max Meyer) sẽ liên tục di chuyển áp sát các vị trí nhất định.
Hunterlaar và Meyer liên tục thay nhau đeo bám Alonso và che chắn khá tốt các hướng chuyền lên của anh.
Cách kèm cặp này trở nên vô nghĩa khi Alonso chỉ đơn giản lùi lại ngang hai trung vệ, giống như cách Bastian Schweinsteiger thoát khỏi sức ép của Dortmund trong trận chung kết Champions League 2012-13.
Điểm cộng cho Max Meyer, tuy còn trẻ nhưng anh đã có một tư duy chiến thuật rất tốt.
Vấn đề của Schalke nằm ở hai điểm.
Trước hết, các cầu thủ của họ có trình độ không cao trong khâu phòng thủ khu vực. Các tiền vệ trung tâm của họ thường xuyên rơi vào trạng thái bị kéo ra khỏi vị trí do áp sát Modric/Di Maria.
Ví dụ trong bàn thắng đầu tiên, việc Roman Neustadter lao lên áp sát Modric đã để lại khoảng trống rất lớn trước mặt hàng thủ cho Bale tận dụng. Hậu vệ trái Sead Kolasinac ngay lập tức áp sát nhưng lại không đủ khả năng cướp bóng của Bale, ngược lại để lộ ra khoảng trống cực lớn mà Carjaval có thể dễ dàng khai thác.
Tuy nhiên vấn đề thực sự, mang tính hệ thống của Schalke khi chống trả sức ép tấn công của Real lại nằm ở việc bộ tứ vệ dâng cao và luôn luôn cố gắng vào bóng khi các cầu thủ kỹ thuật cực tốt của đối thủ đột kích. Tiếp tục nói về bàn đầu tiên, khi Bale đã vượt qua sự truy cản của hai bóng áo xanh, anh đã chủ động thực hiện cú bật tường với Ronaldo.
Hai trung vệ của Schalke giữ vị trí cao, ngoài vòng cấm và cố gắng áp sát ngay lập tức để tắc bóng, nhưng đây lại là một sai lầm khi họ để lại khoảng trống lớn phía sau mà những chân chạy tuyệt vời như Ronaldo hay Bale rất ưa thích.
Vấn đề này tiếp tục xuất hiện trong các bàn thắng sau đó.
Một vấn đề khác là họ dễ dàng để lộ ra hai cánh mỗi khi Di Maria hoặc Modric xộc vào trung lộ. Hai tiền vệ biên dễ dàng bị hút vào trung tâm.
Tóm lại, Schalke đã thua một cách toàn diện cả về trình độ cá nhân (theo các tình huống) và cách bố trí chiến thuật. Phòng ngự kiểu đổ bê-tông có thể không phải điểm mạnh của họ, nhưng không thể chống lại Real với cách chơi tương đối non nớt như vậy. Khi cho phép các cầu thủ áp sát tắc bóng nhanh, có lẽ HLV Jens Keller nên tính toán được rằng học trò của mình không đủ… trình độ để cướp bóng của những Ronaldo, Modric, Di Maria và đặc biệt là Bale.
Follow @ajshigeki